Nội dung câu hỏi
Tôi dự tính mua 1 căn nhà ở phường Tân Thịnh, nhưng tôi nghe nói nhà này đang có tranh chấp. Tôi muốn biết chính xác thì nên hỏi ở đâu?
Nguyễn Văn A (12/10/2017 00:26) - Thái Nguyên
Trả lời
Căn cứ quy định tại Điều 202, Luật Đất đai năm 2013 thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình khi có đơn yêu cầu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Do đó, nếu muốn biết chính xác nhà đất trên có tranh chấp hay không đề nghị bà liên hệ UBND phường Tân Thịnh (là nơi có đất) để biết thông tin chính xác.
admin (12/10/2017 00:26)
|
Nội dung câu hỏi
Lao động nữ sinh ngày 15/4/1970, đóng BHXH hết năm 2016 được 21 năm, tháng 2/2017 giám định sức khỏe bị suy giảm khả năng lao động trên 61%. Vậy, lao động này có thể làm chế độ nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động vào tháng 5/2017 không?
THAINGUYEN.GOV.VN trả lời:
Nguyễn Văn A (11/10/2017 10:03) - Thái Nguyên
Trả lời
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên”.
Theo đó, trường hợp lao động nữ sinh ngày 15/4/1970, có 21 năm đóng BHXH, tháng 2/2017 bị suy giảm khả năng lao động với tỷ lệ trên 61% nếu đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1/5/2017 (đủ 47 tuổi) thì đủ điều kiện giải quyết hưởng lương hưu theo quy định.
admin (11/10/2017 10:06)
|
Nội dung câu hỏi
Xin quý cơ quan cho biết những công trình nào được miễn giấy phép xây dựng?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 10:02) - Thái Nguyên
Trả lời
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên”.
Theo đó, trường hợp lao động nữ sinh ngày 15/4/1970, có 21 năm đóng BHXH, tháng 2/2017 bị suy giảm khả năng lao động với tỷ lệ trên 61% nếu đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1/5/2017 (đủ 47 tuổi) thì đủ điều kiện giải quyết hưởng lương hưu theo quy định.
admin (12/10/2017 00:19)
|
Nội dung câu hỏi
Ông Ngô Văn Định (Thái Nguyên) là giảng viên đại học, vào biên chế ngạch giảng viên từ năm 2005. Năm 2009-2013, ông được cử đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, có quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời gian học ông Định được hưởng 40% lương và được đóng BHXH. Ông Định hỏi, 4 năm ông đi học (2009-2013) có được tính vào thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 09:59) - Thái Nguyên
Trả lời
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại các văn bản sau:
- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
- Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
- Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 20/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH.
Khoản 1, Điều 1 Thông tư liên tịch số 29 quy định rõ đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên là “Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật)”.
Trường hợp ông Ngô Văn Định được cử đi học nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước từ năm 2009 đến năm 2013. Trong thời gian đi học, ông đã được hưởng chính sách theo quy định của Nhà nước nhưng theo quy định của các văn bản trên, ông không được hưởng phụ cấp thâm niên trong thời gian đi học từ năm 2009 đến năm 2013.
Phố Cò Phường Admin (11/10/2017 10:10)
|
Nội dung câu hỏi
Tôi được biết hiện nay Doanh nghiệp được kinh doanh tất cả các lĩnh vực, các mặt hàng mà pháp luật không cấm (trừ những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh). Doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh được cấp từ tháng 2/2012 kinh doanh ngành gia công cấu kiện cơ khí. Đơn vị tôi có được mua bán kinh doanh thương mại (xuất hoá đơn mua bán thương mại không)? Nếu không doanh nghiệp phải làm gì?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 09:56) - Thái Nguyên
Trả lời
Tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 quy định:
"Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh".
Tại Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định:
“Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.”
Căn cứ các quy định nêu trên, Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu phát sinh thêm ngành nghề mới thì phải thực hiện thông báo bổ sung thay đổi ngành nghề kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
admin (11/10/2017 10:09)
|
Nội dung câu hỏi
Bố của bà Lan tham gia cách mạng từ năm 1945, được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng Hai năm 1958. Bố của bà chết năm 1962. Bà Lan hỏi, gia đình bà có được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người được tặng thưởng Huân chương không?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 09:54) - Thái Nguyên
Trả lời
Điều 49 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế:
- Giấy tờ chứng minh đã được khen tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng.
- Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 50 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế:
- Trợ cấp một lần theo thời gian tham gia kháng chiến.
- Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.
Trường hợp bố của bà Lan nếu có giấy tờ chứng minh theo Khoản 1, Điều 49 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì đề nghị bà liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương để được hướng dẫn, giải quyết.
Phố Cò Phường Admin (11/10/2017 10:07)
|
Nội dung câu hỏi
Nếu công chức tư pháp – hộ tịch chứng thực phải giấy tờ giả mà do mắt thường ko phát hiện được thì người chứng thực có chịu trách nhiệm gì?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 09:48) - Thái Nguyên
Trả lời
Theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì trong trường hợp tiếp nhận yêu cầu chứng thực mà người thực hiện chứng thực nghi ngờ, phát hiện giấy tờ, văn bản chứng thực là giả thì có quyền “5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực” (khoản 5 Điều 9) và “6. Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này” (khoản 6 Điều 9 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).
Như vậy, trong trường hợp tiếp nhận giấy tờ, văn bản có yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính người thực hiện chứng thực nghi ngờ hoặc phát hiện giấy tờ văn bản giả mạo thì phải xử lý theo quy định pháp luật và từ chối chứng thực. Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
Trong trường hợp, bằng mắt thường người thực hiện chứng thực không phát hiện được giấy tờ, văn bản giả mạo và đã thực hiện chứng thực thì công chức tư pháp- hộ tịch cũng không nên quá lo lắng. Vì, người thực hiện chứng thực không cố ý thực hiện chứng thực giấy tờ, văn bản giả mạo và Điều 19 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng quy định: “1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
Do đó, người thực hiện chứng thực chỉ chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính và sẽ không phải chịu trách nhiệm khi chứng thực giấy tờ, văn bản hợp lệ, hợp pháp. Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp công chức tư pháp – hộ tịch cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức để tránh sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người dân và xã hội nói chung.
Phố Cò Phường Admin (11/10/2017 10:14)
|
Nội dung câu hỏi
Trường hợp có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Nhi thì có được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa khác không?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 09:31) - Thái Nguyên
Trả lời
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các hành vi bị cấm: “Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp cấp cứu”.
Do vậy, trong trường hợp ông có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Nhi thì không được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa khác trừ trường hợp cấp cứu.
admin (11/10/2017 09:32)
|
Nội dung câu hỏi
Cá nhân cho Doanh nghiệp vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi cá nhân nhận tiền lãi có phải nộp thuế TNCN không?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 09:28) - Thái Nguyên
Trả lời
Tại điểm a Khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 quy định: Các khoản thu nhập chịu thuế
“a.) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tính dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài….”
Căn cứ quy định trên, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh thì khoản tiền lãi nhận được là thu nhập chịu thuế TNCN.
Phố Cò Phường Admin (11/10/2017 10:11)
|
Nội dung câu hỏi
Công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?
Nguyễn Văn A (11/10/2017 09:03) - Thái Nguyên
Trả lời
Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức và thực hiện theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương V của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn có liên quan. Riêng thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này.
Thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung được quy định như sau:
- Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử chậm nhất là 19 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 16 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Việc tổ chức hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc (nếu có) về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện chậm nhất là 14 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 12 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
admin (11/10/2017 09:11)
|